Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài muốn tìm hiểu về thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động? Hay họ có nhu cầu muốn xin miễn giấy phép lao động hoặc thu hồi giấy phép? Họ muốn báo cáo và giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài nhưng chưa nắm rõ thủ tục?,… Tất cả câu hỏi sẽ được giải đáp cụ thể trong nghị định 152 về giấy phép lao động được ban hành mới nhất ngày 30/12/2020.
Chính phủ ban hành Nghị định 152 dựa trên căn cứ nào?
Nghị định 152 với tên gọi đầy đủ là nghị định quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định được ban hành dựa trên căn cứ:
- Luật Tổ chức Chính phủ (19/06/2015); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (22/11/2019)
- Bộ luật Lao động (20/11/2019)
- Luật Đầu tư (17/06/2020)
- Luật Doanh nghiệp (17/06/2020)
- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Dựa trên những căn cứ trên, nghị định 152 đã được nhà nước ban hành vào ngày 30/12/2020 và được áp dụng chính thức từ ngày 15/0202021.
Nghị định 152 đề cập những vấn đề chính gì?
Dựa trên các điều, khoản của Bộ luật Lao động, nghị định 152 về giấy phép lao động xoay quanh những vấn đề sau:
– Điều kiện, trình tự, thủ tục của việc cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Không những vậy, nghị định còn trình bày về giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép (miễn giấy phép) (theo điều 157; khoản 1,2 và 9 điều 154 Bộ luật Lao Động)
– Theo khoản 3 Điều 150 Bộ luật Lao Động, nghị định đề cập đến việc tuyển dụng, giới thiệu và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Cấu trúc đầy đủ, chi tiết của nghị định 152 về giấy phép lao động
Nghị định 152 bao gồm tất cả 4 chương với 30 điều. Trong đó:
– Chương 1 bao gồm những quy định chung (3 điều, từ điều 1 đến điều 3)
– Chương 2 là chương dài nhất trong nghị định, bao gồm 17 điều, từ điều 4 đến điều 21. Chương xoay quanh vấn đề chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (GPLĐ); cấp mới, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép. Cụ thể hơn, chương 2 gồm các mục nhỏ sau:
- Mục 1: Chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
- Mục 2: Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
- Mục 3: Cấp GPLĐ
- Mục 4: Cấp lại GPLĐ
- Mục 5: Gia hạn GPLĐ
- Mục 6: Thu hồi GPLĐ
– Chương 3: Chương trình bày và làm rõ những điều lệ về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Chương gồm 6 điều từ điều 22 đến điều 28.
– Chương 4: Chương 4 với 2 điều 29 và 30, nêu rõ điều khoản thi hành.
Bảng phụ lục I, II của nghị định 152 về giấy phép lao động
Đi kèm với nghị định 152 là 2 bản phụ lục đính kèm, giới thiệu về mục đích sử dụng các mẫu văn bản thực hiện thủ tục giúp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và các mẫu văn bản làm thủ tục tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Mời các bạn cùng AITC tìm hiểu kỹ hơn về 2 bản phụ lục nhé!
Phụ lục I
Phụ lục I kèm theo nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ, bao gồm 15 mẫu:
Mẫu số 01/PLI | Về việc giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 02/PLI | Về việc giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 03/PLI | Về việc chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 04/PLI | Về việc đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 05/PLI | Về việc điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 06/PLI | Về việc tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam. |
Mẫu số 07/PLI | Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 08/PLI | Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 09/PLI | Về việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ. |
Mẫu số 10/PLI | Giấy xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ. |
Mẫu số 11/PLI | Về việc cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép cho người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 12/PLI | Giấy phép lao động. |
Mẫu số 13/PLI | Quyết định về việc thu hồi GPLĐ của người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 14/PLl | Sổ theo dõi người lao động nước ngoài. |
Mẫu số 15/PLI | Về việc không được xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động/không cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép . |
Phụ lục II
So với phụ lục I, phụ lục II ít phổ biến và ít được sử dụng hơn. Phụ lục II kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ:
Mẫu số 01/PLII | Phiếu đăng ký dự tuyển lao động. |
Mẫu số 02/PLII | Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam. |
Mẫu số 03/PLII | Báo cáo tình hình tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. |
Mẫu số 04/PLII | Báo cáo tình hình cung ứng, cho thuê lại lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. |
Hi vọng thông qua bài viết trên, quý khách hàng sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh nghị định 152 được ban hành bởi chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài và người lao động muốn cấp mới, cấp lại, gia hạn hoặc xin miễn giấy phép lao động, hoặc muốn làm phiếu lý lịch tư pháp; xin công văn xuất nhập cảnh,… có thể liên hệ AITC chúng tôi. Công ty nhận tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ trọn gói, uy tín với giá cả phải chăng. Chúng tôi cam kết với quý khách hàng:
- Đội ngũ tư vấn viên, luật sư của AITC giàu kinh nghiệm, am hiểu về pháp luật.
- Cam kết không phát sinh thêm chi phí trong quá trình thực hiện.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, đúng hạn như đã cam kết, thỏa thuận.
- Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng tận tình trong suốt quá trình làm thủ tục làm visa tại công ty.
Nếu như quý khách đang có nhu cầu xoay quanh giấy phép tại Việt Nam, hãy liên hệ ngay với AITC qua số hotline 0869.133.969 để được tư vấn chi tiết hơn. Chúng tôi xin trân thành cảm ơn!
Bài viết liên quan: