Bạn đang có nhu cầu muốn xin công văn nhập cảnh Việt Nam nhưng chưa hiểu rõ về ý nghĩa và thủ tục quá trình? Vậy hãy cùng AITC tìm hiểu chi tiết những thông tin về công văn nhập cảnh và thủ tục xin công văn cho người nước ngoài thông qua bài viết dưới đây nhé.

công văn nhập cảnh Việt Nam
công văn nhập cảnh là gì?

Công văn nhập cảnh Việt Nam là gì?

Công văn nhập cảnh là gì? – Đây là câu hỏi của rất nhiều cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu hoặc gặp khó khăn khi muốn đưa người nước ngoài về Việt Nam. Công văn nhập cảnh được hiểu là một loại văn bản chấp thuận bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để: hoạt động thương mại, du lịch, thăm thân nhân hay lao động. Nội dung của công văn bao gồm những thông tin về cá nhân/ tổ chức/ doanh nghiệp bảo lãnh người nước ngoài; thông tin cá nhân của người nước ngoài, thời hạn nhập cảnh, lưu trú tại Việt Nam và địa điểm nhận thị thực Việt Nam. 

Khi đã có công văn nhập cảnh, người nước ngoài sẽ dễ dàng được cấp thẻ visa Việt Nam tại Đại Sứ quán hoặc các sân bay, cửa khẩu quốc tế.

Điều kiện để người nước ngoài được cấp công văn nhập cảnh là gì?

Điều kiện xin công văn xuất nhập cảnh

Để người nước ngoài có thể được cấp công văn nhập cảnh, họ cần phải đáp ứng được một số những tiêu chí sau: 

  • Người nước ngoài cần có hộ chiếu hoặc tờ giấy có giá trị đi lại quốc tế.
  • Những người được bảo lãnh, mời bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
  • Đặc biệt, trường hợp người được cấp công danh nhập cảnh phải không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh.

Những tiêu chí trên sẽ giúp người nước ngoài dễ dàng được cấp công văn nhập cảnh hơn.

Người nước ngoài muốn đề nghị cấp visa cần điều kiện gì?

Trong trường hợp người nước ngoài muốn đề nghị cấp thị thực (Visa), họ phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh mục tiêu nhập cảnh của bản thân như:

  • Nếu người nước ngoài đầu tư thì họ phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam.
  • Những người hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề. 
  • Người nhập cảnh vì mục đích lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động. 
  • Những người học tập phải có văn bản tiếp nhận của cơ sở giáo dục và nhà trường tại Việt Nam.

Trường hợp nào người nước ngoài không thể xin công văn nhập cảnh?

Việc xin giấy phép nhập cảnh rất đơn giản nhưng có một số trường hợp người nước ngoài không thể có giấy phép. Có thể kể đến một số trường hợp như:

  • Người nước ngoài là trẻ em dưới 14 tuổi, không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
  • Người làm giả giấy tờ hoặc khai sai thông tin sự thật để được cấp giấy có giá trị nhập, xuất cảnh, cư trú.
  • Người nước ngoài mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng động.
  • Người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
  • Người nước ngoài bị buộc xuất cảnh giới hạn từ Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày xác định cảnh báo xuất hiện có hiệu lực.

Ngoài ra, trong một số trường hợp khách quan, người nước ngoài không thể xin cấp công văn nhập cảnh như dịch bệnh, thiên tai, những vấn đề về quốc phòng, an ninh, thứ tự, an toàn xã hội,…

Người nước ngoài cần quan tâm về hồ sơ và quy trình xin công văn nhập cảnh

Hồ sơ công văn nhập cảnh

Người ngoại quốc khi có nhu cầu xin công văn nhập cảnh Việt Nam đều cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ những giấy tờ pháp lý sau:

  • Văn bản gửi đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh theo mẫu.
  •  Hồ sơ pháp nhân của công ty bảo lãnh (giấy đăng ký kinh doanh photo công chứng, giấy chứng nhận mẫu dấu photo công chứng, bản gốc đăng ký chữ ký mẫu của đại diện công ty).
  • Hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn ít nhất 06 tháng.
  • Giấy giới thiệu của cá nhân/đơn vị bảo lãnh.
  • Ngày nhập cảnh, kế hoạch làm việc dự kiến tại Việt Nam của người nước ngoài.
  • Xác nhận địa điểm nhận visa Việt Nam.

Mặt khác, đối với công ty bảo lãnh cho người nước ngoài cần đáp ứng đủ những loại giấy tờ pháp lý sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư của công ty/ doanh nghiệp
  • Giấy đăng ký mã số thuế của công ty
  • Giấy đăng ký con dấu và chữ ký mẫu của cơ quan quản lý xuất – nhập cảnh
  • Công văn nhận visa tại sân bay quốc tế hoặc cửa khẩu quốc tế

Lưu ý: Để xin được công văn nhập cảnh, người bảo lãnh tại Việt Nam phải nộp đầy đủ hồ sơ đến Cục xuất nhập cảnh và chờ xét duyệt trong thời hạn 2 – 3 ngày.

Quy trình xin công văn nhập cảnh hiện nay

Hiện nay, quy trình xin công văn nhập cảnh dành cho người nước ngoài tới Việt Nam đã được tối giản các bước, chỉ còn một vài công đoạn chính sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin công văn xuất nhập cảnh. Ngoài ra, người nước ngoài cần chuẩn bị thêm:

  • Văn bản đề nghị cấp thị thực (Mẫu NA2)
  • Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức.
  • Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức ( Mẫu NA16 )

Bước 2: Xin Công văn nhập cảnh (giấy phép nhập cảnh, thư mời nhập cảnh) tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời hoặc bảo lãnh.

Bước 3: Người nước ngoài lấy công văn nhập cảnh, in bản sao đem đến Đại sứ quán / Tổng lãnh sự quán Việt Nam. Nhận thị thực tại Đại sứ Quán hoặc Tổng lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại Cửa khẩu quốc tế.

Làm công văn nhập cảnh có mất phí hay không?

Khi xin công văn nhập cảnh, người nước ngoài cần bỏ ra một khoản lệ phí bắt buộc nộp cho cơ quan nhà nước. Lệ phí xin công văn nhập cảnh không có một mức giá cụ thể. Bởi lệ phí còn phụ thuộc vào thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh mong muốn của người nước ngoài.  Dưới đây là một số mức lệ phí nhà nước dán thị thực nộp bằng USD:

  • Loại có giá trị 1 lần: 25 USD.
  • Loại có giá trị 3 tháng nhiều lần: 50 USD/chiếc.
  • Loại có giá trị trên 3 đến 6 tháng: 95 USD/chiếc.
  • Loại có giá trị trên 6 tháng đến 1 năm: 135 USD/chiếc.
  • Loại có giá trị trên 1 năm đến 2 năm: 145 USD/chiếc.
  • Loại có giá trị trên 2 năm đến 5 năm: 155 USD/chiếc.

Các trường hợp đã nộp lệ phí, phí (phí chuẩn bị hồ sơ, phí đi lại làm thủ tục,…) nhưng không đủ điều kiện cấp các giấy tờ liên quan hoặc từ chối nhận kết quả xử lý hồ sơ, tổ chức thu phí, lệ phí sẽ không hoàn trả số tiền đã thu.

Địa chỉ xin công văn nhập cảnh lấy gấp uy tín, chuyên nghiệp hiện nay

Hiện nay có rất nhiều người nước ngoài muốn xin công văn nhập cảnh Việt Nam nhưng do việc chuẩn bị hồ sơ tương đối phức tạp và chưa nắm rõ quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp người nước ngoài muốn xin công văn nhưng hồ sơ không được duyệt hoặc không đủ thời gian chờ xét duyệt đã cần gấp. Từ đó, họ sẽ tốn kém nhiều chi phí, công sức và thời gian đi lại,…

DỊCH VỤ LÀM CÔNG VĂN NHẬP CẢNH

Để giúp bạn giải quyết những vấn đề trên, tối ưu hóa thời gian, chi phí,… Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Hỗ Trợ Doanh Nghiệp AITC đã tiến hành cung cấp dịch vụ xin công văn nhập cảnh nhanh chóng, tiết kiệm và uy tín. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như dịch vụ làm giấy phép lao động, visa ; dịch vụ lý lịch tư pháp, làm thẻ tạm trú,… Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu, hoạt động trong lĩnh vực pháp lý và chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xuất – nhập cảnh cho người Việt Nam và nước ngoài. 

Quy trình dịch vụ làm công văn nhập cảnh của AITC

Khi đến với AITC, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về dịch vụ và quy trình thực hiện dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín và công khai: 

Bước 1: AITC tiếp nhận thông tin của khách hàng.

Bước 2: Đội ngũ tư vấn viên sẽ tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và ký kết hợp đồng dịch vụ.

Bước 3: Công ty chuẩn bị hồ sơ, nộp và làm việc với Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Bước 4: Công ty theo dõi kết quả, nhận công văn và gửi cho khách hàng.

Bước 5: AITC đón khách tại sân bay, hỗ trợ khách hàng làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Hỗ Trợ Doanh Nghiệp AITC tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ kiến trúc sư chuyên môn nghiệp vụ cao. Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ về việc xin công văn nhập cảnh hoặc các dịch vụ khác nhanh nhất!

Có thể bạn quan tâm: