Xin giấy phép lao động là thủ tục khác phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và đòi hỏi người thực hiện phải nắm rõ luật để thực hiện. Sau khi có giấy phép, người nước ngoài cần chú ý tới những thủ tục tiếp theo phải thực hiện. Vậy việc cần làm sau khi có giấy phép lao động là gì? Để giúp doanh nghiệp và người lao động hiểu rõ hơn về những công việc cần hoàn tất, AITC xin chia sẻ những thông tin dưới đây.
Hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép lao động
Sau khi xin giấy phép lao động, người người nước ngoài cần chú ý những điều sau trong quá trình hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép:
– Người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải có hợp đồng lao động trước ngày làm việc dự kiến của lao động.
– Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc nơi trực tiếp cấp giấy phép cho người lao động,… tùy từng trường hợp.
Thực hiện chuyển đổi visa lưu trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú
Sau khi hoàn tất thủ tục xin giấy phép lao động nêu trên, người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam sẽ nhập cảnh theo visa doanh nghiệp (DN) hoặc visa lao động (LĐ). Trong đó, visa LĐ sẽ bao gồm (LĐ1, LĐ2). Lưu ý rằng:
- Visa LĐ 1, LĐ 2 chỉ được cấp khi người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động
- Nếu người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa DN thì sẽ được lưu trú tối đa 03 tháng. Trong trường hợp muốn ở lâu hơn thì người lao động phải chuyển từ visa DN sang visa LĐ để được phép cư trú lâu hơn và tương thích với giấy phép lao động.
Bên cạnh trường hợp chuyển đổi visa, người lao động có thể được phép miễn thị thực 05 năm nếu như họ có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân với công dân nước Việt Nam. Loại visa này cho phép lao động nước ngoài lưu trú với thời hạn 06 tháng trong vòng 05 năm.
Trong trường hợp không muốn chuyển đổi visa lưu trú, người lao động nước ngoài có thể xin cấp thẻ tạm trú nếu muốn kéo dài thời gian lưu trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, thẻ tạm trú chỉ được cấp phép cho những người có giấy phép lao động từ 01 năm trở lên. Đối với giấy phép lao động có thời hạn dưới 01 năm thì bạn chỉ xin được visa lưu trú tương đương.
Thực hiện nghĩa vụ tham gia đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
“Cần làm gì sau khi thực hiện chuyển đổi visa hoặc xin cấp thẻ tạm trú?” Đây là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tiếp nối công việc trên, người lao động nước ngoài buộc phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội và thuế TNCN. Đây không chỉ là quy định mà còn là nghĩa vụ của người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam. Người lao động sau khi có giấy phép lao động cần thực hiện đóng bảo hiểm xã hội và lấy mã số thuế thu nhập cá nhân theo trình tự đăng ký thủ tục được thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan.
Đối tượng nào thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP và công văn số 1064/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các đối tượng người lao động nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây sẽ thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam:
– Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc các loại giấy phép hành nghề khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép
– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên đối với người sử dụng lao động tại Việt Nam
– Nam chưa đủ 60 tuổi và nữ chưa đủ 55 tuổi
– Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài, đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Nếu có đủ những điều kiện trên thì người lao động nước ngoài buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội với mức đóng bằng 8% mức lương hàng tháng.
Lưu ý: Trong trường hợp người nước ngoài không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó.
Một số quy định về kê khai thuế đối với lao động nước ngoài
– Nếu người lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên, lấy tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam chia cho 12 tháng. Trong trường hợp người nước ngoài kê khai thu nhập bình quân tháng ở nước ngoài thấp hơn ở Việt Nam mà không chứng minh được, thì căn cứ vào thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam để tính cho thời gian ở nước ngoài.
– Tại khoản 2 điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài áp dụng Biểu thuế lũy tiến từng phần.
– Nếu người lao động nước ngoài ở Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày thì thu nhập chịu thuế là tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và áp dụng thuế suất 25% trên tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
– Thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được tính 12 tháng liên tục cho năm tính thuế đầu tiên, những năm sau tính theo năm dương lịch, ngày đến và ngày đi được tính là một ngày.
Như vậy, sau khi có giấy phép lao động và hoàn tất các thủ tục hành chính trên, doanh nghiệp, người lao động nước ngoài đã được đảm bảo việc lưu trú, làm việc hợp pháp và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Hi vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến thủ tục cấp giấy phép lao động. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu muốn làm giấy phép lao động, visa, công văn nhập cảnh,… hãy liên hệ ngay Công ty cổ phần AITC. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng từ A-Z với chi phí tốt nhất thị trường. AITC tự hào là điểm đến tin cậy, mang đến sự hài lòng nhất cho bạn. Xin chân thành cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm: