Để người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết là việc không thể thiếu. Trong đó giấy phép lao động là yêu cầu bắt buộc. Việc phải thu hồi giấy phép lao động là trường hợp không chủ doanh nghiệp nào muốn gặp phải. Trường hợp nào phải thu hồi giấy phép lao động? Quy trình thủ tục thu hồi giấy phép lao động như thế nào? Hãy cùng AITC chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Trường hợp nào phải thu hồi giấy phép lao động?

Trong quá trình làm việc ở Việt Nam, Giấy phép lao động là yếu tố bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại đây. Giấy phép này là phương tiện đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Người lao động sẽ được pháp luật Việt Nam bảo vệ các quyền lợi chính đáng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giấy phép này sẽ không còn giá trị sử dụng hoặc thậm chí có thể bị thu hồi.

Trường hợp nào phải thu hồi giấy phép lao động?
Trường hợp nào phải thu hồi giấy phép lao động?

Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012; Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động; Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nghị định 11/2016/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ lao động – Thương Binh và Xã hội ban hành về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể các trường hợp phải thu hồi giấy phép lao động bao gồm::

  • Giấy phép lao động hết thời hạn.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Nội dung hợp đồng lao động không đúng với nội dung giấy phép lao động đã được cấp.
  • Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể dục, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt hợp đồng.
  • Có văn bản thông báo từ phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị tòa tuyên bố đã chết, mất tích.
  • Giấy phép lao động bị thu hồi do người sử dụng lao động hay người lao động không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Quy trình thu hồi giấy phép lao động

Theo đó, các trường hợp phải thu hồi giấy phép lao động sẽ được chia ra làm hai trường hợp chính đó là trường hợp giấy phép hết hiệu lực và trường hợp bị thu hồi giấy phép do làm trái với quy định của Pháp luật ban hành. Quy trình thu hồi cụ thể cho từng trường hợp như sau:

Trường hợp giấy phép lao động thu hồi do hết hiệu lực

Trong trường hợp này việc thu hồi giấy phép lao động giải quyết căn cứ theo điều 12 Thông tư 40/2016. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động cần thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động, ở đây là sở Lao động – Thương Binh và Xã hội cấp.  Kèm theo là văn bản nêu rõ lý do của từng trường hợp thu hồi, các trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thể thu hồi được.

Các trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi
Các trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận giấy phép lao động đã thu hồi, kèm theo văn bản của người sử dụng lao động và những loại giấy tờ có liên quan. Cơ quan cấp giấy phép lao động có văn bản xác nhận đã nhận giấy phép lao động bị thu hồi của người sử dụng lao động. 

Trường hợp giấy phép lao động thu hồi do làm trái với quy định của Pháp luật

Trường hợp này, giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động sẽ ra quyết định về việc thu hồi và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. 

Sau khi bị thu hồi giấy phép lao động, người lao động nước ngoài sẽ không được phép làm việc tại Việt Nam. Nếu như người lao động nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc tại Việt Nam khi không có giấy phép hoặc không có văn bản thuộc diện miễn giấy phép lao động thì sẽ bị trục xuất theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam. 

Thẩm quyền thu hồi giấy phép lao động

Tại Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền trong việc thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài bao gồm:

  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: chấp thuận những nhu cầu về sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; thu hồi giấy phép lao động và gửi văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động; đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi không có giấy phép lao động. Trong đó bao gồm:
  • Cơ quan nhà nước cấp Trung ương, Cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
  • Tổ chức sự nghiệp theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức lại, hay giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng của dự án nước ngoài hay của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
  • Hội doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Pháp luật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã Hội
Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận các trường hợp người lao động nước ngoài không trong diện được cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại giấy phép lao động; thu hồi giấy phép lao động và xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động; đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động, làm việc cho người sử dụng lao động. Bao gồm:
  • Người sử dụng lao động quy định tại điểm a, b, c, h, i, k, m khoản 2 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.
  • Cơ quan nhà nước ở từng địa phương.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở các địa phương.
  • Tổ chức sự nghiệp theo quy định tại điểm d, đ, e khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức lại hay giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trên đây là những tổng hợp của Công ty cổ phần AITC về vấn đề khi nào thu hồi giấy phép lao động theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam. Hy vọng sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các trường hợp bị thu hồi này, cũng như những vấn đề liên quan khác. Nếu quý khách hàng còn bất cứ vướng mắc gì trong trường hợp này hay các thủ túc pháp lý khác như: thủ tục xin visa, thẻ tạm trú, công văn nhập cảnh,… vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0869.133.969 để được tư vấn kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0869133969