Đối tượng người lao động nước ngoài nào được làm việc tại Việt Nam? Mỗi đối tượng cần lưu ý, đáp ứng điều kiện nào? Đơn vị nào cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín?,… Đây là những câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm khi họ có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Để giúp quý khách hàng giải đáp những thắc mắc trên, AITC xin chia sẻ bài viết dưới đây.

14 đối tượng người lao động nước ngoài được phép xin cấp giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam

Theo khoản 1 điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP – nghị định quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, có 14 đối tượng người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam, bao gồm:

  1. Đối tượng là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động. Đây là hình thức phổ biến nhất và số lượng người lao động làm việc tại Việt Nam theo hình thức này nhiều nhất hiện nay.
  2. Đối tượng là người lao động nước ngoài theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Có thể hiểu, những người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Những đối tượng này di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
  3. Đối tượng là người thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
  4. Đối tượng là những nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng. Cụ thể, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Đồng thời, họ phải đáp ứng quy định đối với chuyên gia.
  5. Đối tượng người nước ngoài làm việc lại Việt Nam theo hình thức là người chào bán dịch vụ. Đây là những người lao động nước ngoài không sinh sống tại Việt Nam cũng như không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam. Họ tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ với mục đích đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó. Điều kiện đi kèm là không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
  6. Đối tượng là người làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  7. Đối tượng người lao động nước ngoài là tình nguyện viên. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế. Trong đó, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
  8. Đối tượng người nước ngoài là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại. Theo nghị định 152/2020/NĐ-CP, hiện diện thương mại bao gồm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  9. Đối tượng là nhà quản lý. Nhà quản lý được nhắc tới trong nghị định là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp (bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
  10. Đối tượng là giám đốc điều hành. Cụ thể, giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  11. Đối tượng người nước ngoài là lao động kỹ thuật. Người lao động kỹ thuật phải là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
  1. Đối tượng được phép xin giấy phép lao động là chuyên gia người nước ngoài. Trong đó, chuyên gia phải đáp ứng một trong những điều kiện sau: 
  • Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
  • Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  1. Đối tượng tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam
  2. Người là thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
14 đối tượng người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam
14 đối tượng người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam

Nhìn chung, 14 đối tượng người lao động nước ngoài trên sẽ được làm việc tại Việt Nam theo như nghị định 152. Sau khi nắm rõ những đối tượng có cơ hội làm việc, người sử dụng lao động sẽ quan tâm tới hồ sơ, thủ tục làm giấy phép lao động (GPLĐ) và những vấn đề liên quan. Đây không phải quá trình khó khăn nhưng sẽ ảnh hưởng đến thời gian và công sức của đơn vị, tổ chức.

Bài viết liên quan: Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động bao gồm những gì? – Công ty cổ phần AITC 

Mặt khác, đơn vị có thể rút ngắn thời gian làm giấy phép của người lao động bằng cách liên hệ với dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín, trọn gói để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết vấn đề,… Và câu hỏi đặt ra là làm GPLĐ ở đâu chuyên nghiệp? Đơn vị nào sẽ làm dịch vụ xin giấy phép lao động Việt Nam nhanh chóng, giá rẻ?

Tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín là mối quan tâm của nhiều người
Tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín là mối quan tâm của nhiều người

AITC – Đơn vị cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín, trọn gói

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nói chung (dịch vụ làm thẻ tạm trú; dịch vụ làm công văn xuất nhập cảnh;…) và dịch vụ làm GPLĐ, visa nói riêng. Tuy nhiên, để lựa chọn được một đơn vị uy tín, đáng tin cậy, chi phí hợp lý, trọn gói lại là vấn đề không dễ dàng. Để tránh những vấn đề như: hồ sơ không đủ, hồ sơ không được giải quyết,… quý khách hàng cần sáng suốt trong quá trình lựa chọn đơn vị đồng hành cùng mình trong những dịch vụ, thủ tục pháp lý. Nếu bạn còn đang phân vân chưa tìm được đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín, phù hợp, có thể đến với AITC. Chúng tôi tự hào là đơn vị: 

  • Có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
  • Luôn cập nhật, nắm bắt và tư vấn những quy định mới nhất của pháp luật cho khách hàng.
  • Dịch vụ được cung cấp có tính chuyên nghiệp, uy tín, nhanh chóng, luôn đúng hẹn.
  • Công ty luôn chủ động cập nhật tình trạng hồ sơ cho khách hàng.
  • Chi phí rẻ, cạnh tranh và chúng tôi cam kết không phát sinh thêm sau khi báo giá.

Khi lựa chọn dịch vụ làm giấy phép lao động của Công ty AITC, chúng tôi cam kết quý khách hàng sẽ luôn hài lòng trong cả quá trình: từ khâu tư vấn, quá trình làm việc cho đến hoàn tất dịch vụ. Để được tư vấn thêm thông tin, giải đáp mọi thắc mắc, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với AITC theo số hotline 0869.133.969 để được hỗ trợ nhanh nhất. AITC xin chân thành cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0869133969