Nếu như bạn đang phân vân xin giấy phép lao động như thế nào? Để xin giấy phép lao động thì cần những giấy tờ gì? Hồ sơ giấy phép lao động của bạn bị tối bằng công văn? Để phòng hờ  những tình huống liên quan đến thanh tra nhà nước thì bạn nên tham khảo ngay bài viết dưới đây. Bài viết 15 điều cần biết khi làm giấy phép lao động của AITC sẽ giúp bạn tránh được những điều đáng tiếc trong việc hoàn tất thủ tục và lựa chọn được giải pháp tốt nhất khi làm giấy phép lao động.

làm giấy phép lao động
Những điều cần biết khi làm Giấy phép lao động

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động – Work permit là loại giấy tờ do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp cho những người lao động nước ngoài. Giấy phép lao động cho phép người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Nói cách khác, quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động.

Mẫu giấy phép lao động cho người nước ngoài

Mẫu giấy phép lao động được thông tư 40/2016/TT – BLĐTBXH quy định có kích thước: Khổ A4(21cm x 29,7cm ), gồm có 2 trang(trang 1 có màu xanh, tráng nhựa; trang 2 sẽ có nền màu trắng, hoa văn màu xanh và ở giữa có hình ngôi sao ). Nội dung của mẫu giấy phép lao động theo Mẫu số 8 ban hành kèm theo thông tư này.

Mẫu giấy phép lao động

Phạt hành chính khi làm việc tại Việt Nam mà không có Giấy phép lao động

Nếu là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có GPLĐ thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính. Kèm theo hình phạt bổ sung, đó là đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1 – 3 tháng, tùy theo mức độ vi phạm. Nếu như bị thanh tra nhà nước phát hiện thì mức phạt có thể gấp 20 – 50 lần chi phí làm một Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Còn đối với những người lao động khi làm việc mà không có giấy phép lao động trên 3 tháng thì sẽ bị trục xuất về nước theo quy định của pháp luật (ngoại trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động).

Lợi ích của Giấy phép lao động mang lại là gì ?

Người có Giấy phép lao động sẽ được hợp pháp làm việc tại Việt Nam. Không phải lo lắng khi cơ quan chức năng điều tra.

Bạn sẽ được pháp luật Việt Nam bảo vệ về quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình. Ví dụ như: được xác nhận kinh nghiệm làm việc hay lý lịch tư pháp Việt Nam nếu có yêu cầu, được hỗ trợ giải quyết các tranh chấp lao động liên quan,… theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bạn sẽ thuận lợi xin thẻ tạm trú 2 năm, sau đó dùng thẻ tạm trú để mở tài khoản ngân hàng hay đổi bằng lái xe. Thậm chí là mua căn hộ tại Việt Nam.

Nếu có giấy phép lao động, bạn được quyền đưa vợ (chồng), con dưới 18 tuổi sang Việt Nam cùng sinh sống.

Người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam theo hình thức nào?

Trước khi làm giấy phép lao động thì bạn cần xác định hình thức làm việc của người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:

  • Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động.
  • Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Người vào làm việc theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng hay là thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, bảo hiểm, giáo dục nghề nghiệp ý tế.
  • Người nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
  • Người vào Việt Nam chào bán dịch vụ.
  • Người làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Người nước ngoài làm việc ở vị trí chuyên gia, lao động kỹ thuật hay nhà quản lý, giám đốc điều hành.
  • Người lao động nước ngoài tham gia thực hiện các dự án hay gói thầu tại Việt Nam.

Thời hạn của giấy phép lao động

Theo quy định tại Bộ Luật Lao Động năm 2019, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm. Nếu trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa cũng là 02 năm.

Quy trình và thủ tục làm giấy phép lao động

Quy trình và thủ tục xin cấp giấy phép lao động là một quá trình rất phức tạp. Không những thế, thành phần hồ sơ luôn thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Do đó, để xin được giấy phép lao động thì đòi hỏi phải thật hiểu biết về giấy phép lao động mới có thể xin được. Dưới đây là quy trình xin cấp giấy phép lao động cơ bản, bạn có thể tham khảo

Đầu tiên là xác định nhu cầu cần tuyển dụng người lao động nước ngoài tại doanh nghiệp. Ví dụ như, vị trí công việc cần tuyển này hiện không có người Việt Nam nào có thể đáp ứng. Thời gian thực hiện thủ tục là trước ít nhất 30 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Chuẩn bị, xử lý hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Kiểm tra và xem xét 5 điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam sẽ gồm có:

  1. Người nước ngoài có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  2. Người nước ngoài có giấy khám sức khỏe đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của công việc.
  3. Người nước ngoài có giấy tờ, bằng cấp chứng minh là nhà điều hành, quản lý, chuyên gia hay lao động kỹ thuật.
  4. Không phải là người phạm tội, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài.
  5. Người có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Hồ sơ xin cấp giấy phép cơ bản gồm một số loại giấy tờ, văn bản sau

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động
  • Giấy khám sức khỏe
  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • 02 hình 4cm x 6cm
  • Hộ chiếu
  • Bằng cấp
  • Xác nhận kinh nghiệm làm việc

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sẽ yêu cầu thêm một số giấy tờ khác.

Lưu ý: Một số giấy tờ do nước ngoài cấp thì cần phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động: Thời gian nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động là trước ít nhất 15 ngày làm việc. Kể từ ngày mà người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho các cơ quan giải quyết thủ tục nơi mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Tại đây, xuất hiện 2 trường hợp:

Nếu hồ sơ của bạn đầy đủ, hợp lệ thì hồ sơ sẽ được cơ quan chức năng tiếp nhận và sẽ ra phiếu biên nhận.

Nếu như hồ sơ của bạn chưa hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn sửa đổi và bổ sung thành phần hồ sơ cho đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Nhận kết quả, sau đó hoàn tất thủ tục

Sau khi đã xem xét hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ xử lý theo 2 hình thức như sau:

  • Cấp giấy phép lao động cho bạn nếu như hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
  • Ra văn bản thông báo về tình hình hồ sơ và yêu cầu người xin giấy cấp phép lao động kiểm tra lại.

Nếu được cấp giấy phép lao động mà bạn làm việc theo hình thức hợp đồng lao động thì doanh nghiệp và bạn phải tiến hình ký kết hợp đồng lao động. Trong vòng 5 ngày sau khi ký kết hợp đồng thì doanh nghiệp phải gửi bản sao hợp đồng lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động.

Quy định về việc làm giấy phép lao động

Để giúp bạn đọc có thể nắm được các quy định trước khi thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động, chúng tôi đã liệt kê các văn bản có liên quan đến việc làm giấy phép lao động.

  • Nghị định 11/2016/NĐ-CP, ngày 03 tháng 02 năm 2016
  • Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 03 tháng 02 năm 2016
  • Thông tư số 35/2016/TT-BCT, ngày 28/12/2016
  • Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 15/8/2017
  • Bộ luật lao động số 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012
  • Bộ Luật lao động số 45/2019/QH-14, ngày 20/11/2019
  • Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 30 tháng 10 năm 2018
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 11/2016/NĐ-CP

Hồ sơ làm giấy phép lao động phải gửi đến cơ quan chức năng nào để giải quyết?

Trên địa bàn mỗi tỉnh thành Việt Nam đều có cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Thường sẽ là các cơ quan sau:

  • Sở Lao động Thương binh và Xã hội của Tỉnh, thành phố
  • Ban Quản lý khu công nghiệp hay khu kinh tế, khu chế xuất
  • Ban quản lý khu công nghệ cao

Doanh nghiệp mà trực thuộc sự quản lý của Sở thì nộp hồ sơ tại Sở. Còn doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của Ban thì nộp hồ sơ ở Ban đó.

Liên quan giữa Giấy phép lao động và thẻ tạm trú, visa, dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự

Phải nói rằng, đây là mối tương quan mật thiết với nhau, không thể tách rời một khi có các trường hợp sau xảy ra:

Trong khâu xin giấy phép lao động: Yêu cầu thành phần hồ sơ tiếng nước ngoài bắt buộc phải được dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng bản dịch ấy. Đây là cả một chuỗi dịch vụ không thể tách rời nhau.

Trong khâu xin thẻ tạm trú: khâu này cũng bắt buộc phải có giấy cấp phép lao động mới có thể xin được thẻ tạm trú. 

Trong khâu hợp pháp hóa lãnh sự: trước khi mà hợp pháp hóa lãnh sự thì tài liệu bắt buộc phải được dịch thuật.

Trong khâu công chứng tư pháp: hồ sơ tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự thì mới có thể được công chứng bản dịch. 

Trong khâu xin giấy phép lao động: người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam bắt buộc phải có visa trước khi muốn xin giấy phép lao động.

Hình thức nộp hồ sơ và việc chọn làm giấy phép lao động

Sau đây là một số hình thức nộp hồ sơ mà bạn có thể tham khảo:

Nộp hồ sơ trực tuyến, gửi hồ sơ qua bưu điện, nghĩa là không trực tiếp nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ trực tiếp. Có nghĩa là đến tận trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ để thực hiện thủ tục xin GPLĐ.

Hoặc có thể sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động, nghĩa là ủy quyền cho công ty dịch vụ hỗ trợ làm giấy phép lao động.

Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện, cái gì tiện thì làm. Nếu bạn có đủ hồ sơ nhưng lại không có thời gian thực hiện thủ tục thì nên lựa chọn dịch vụ làm giấy phép lao động. Hoặc có trường hợp không có thời gian trực tiếp nộp hồ sơ thì có thể sử dụng cách nộp hồ sơ trực tuyến. Và đối với những trường hợp hồ sơ có những vướng mắc cần có chuyên gia hỗ trợ giải quyết thủ tục thì dịch vụ làm giấy lao động là lựa chọn không thể hợp lý hơn. Bởi vì, họ sẽ biết cách xử lý và có chuyên môn cũng như kinh nghiệm để tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Lệ phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

Theo như thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11.2016 thì lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một trong những khoản phí vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính, vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do đó, tùy theo từng địa phương mà mức lệ phí làm GPLĐ sẽ khác nhau. Theo bảng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, thì mức phí cấp mới giấy phép lao động sẽ dao động từ khoảng 400.000VNĐ- 1.000.000VNĐ (Việt Nam đồng). Mức phí cấp lại giấy phép lao động sẽ giao động từ khoảng 300.000VNĐ – 800.000VNĐ.

Khó khăn khi tự làm giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Không phải ai cũng thuận lợi trong việc xin giấy phép lao động. Và cũng không phải ai cũng có một bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trong khi đó, xin giấy phép lao động lại là một việc hết sức phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn. Vậy nên, doanh nghiệp hay người nước ngoài thường gặp một số khó khăn sau:

  • Hồ sơ bị thiếu giấy tờ, hồ sơ chưa hoàn chỉnh, không đầy đủ, hợp lệ như pháp luật quy định.
  • Chưa biết cách xử lý, chuẩn bị hồ sơ. Việc này có thể kéo dài thời gian, chậm trễ trong việc thực hiện thủ tục.
  • Không có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết hồ sơ.
  • Lúng túng trong quy trình thực hiện thủ tục xin GPLĐ.
  • Không nắm chắc được tỷ lệ đậu hồ sơ vì không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Mất rất nhiều thời gian, công sức cũng như những chi phí phát sinh không đáng có.

Vậy nên, để đảm bảo kết quả cao và tiết kiệm thì chúng tôi vẫn khuyên bạn nên lựa chọn dịch vụ làm giấy phép lao động tại công ty có uy tín. Vì những đơn vị như vậy sẽ giúp bạn xử lý trọn gói hồ sơ, chỉ cần gửi hồ sơ và làm theo một số hướng dẫn của công ty.

Dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín từ AITC

Với những khó khăn khi tự làm giấy phép lao động như trên, việc tìm đến một chuyên gia làm giấy phép lao động có kinh nghiệm là điều rất cần thiết. Với hơn 5 năm kinh nghiệm, dịch vụ làm giấy phép lao động đảm bảo đạt 100% và là chuyên gia giải quyết hồ sơ, thủ tục làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Đến với AITC, quý khách sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí thủ tục làm giấy phép lao động
  • Xử lý hồ sơ làm giấy phép lao động nhanh chóng.
  • Nhận kết quả giấy phép lao động sớm hơn so với cách tự làm thủ tục GPLĐ.
  • Được đội ngũ chuyên gia tư vấn giải quyết triệt để mọi trường hợp hồ sơ bao gồm trường hợp đặc biệt.
  • Cam kết Giấy phép lao động là thật 100%, uy tín.
  • Luôn luôn tư vấn giải pháp làm giấy phép lao động tiết kiệm nhất vì lợi ích của khách hàng.
  • Phí dịch vụ làm giấy phép lao động hợp lý, thống nhất.
  • Tiết kiệm thời gian, công sức, tránh phát sinh chi phí không đáng có, tối ưu mọi thứ.

Liên hệ với AITC để được tư vấn miễn phí thủ tục làm giấy phép lao động uy tín

Rất nhiều trường hợp đang thắc mắc, khó khăn trong việc chuẩn bị thủ tục, làm giấy phép lao động sao cho đúng quy định của Pháp luật và kết quả đạt 100%. Thực tế, để hiểu thấu đáo các hồ sơ, thủ tục và cách thực hiện làm giấy phép lao động nhanh, có kết quả sớm là không hề dễ. Do vậy, dịch vụ làm giấy phép lao động của AITC sẽ giải quyết cho bạn vấn đề này hiệu quả nhất với chi phí hợp lý nhất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. 

Xem thêm một số dịch vụ uy tín từ AITC:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0869133969