Vì những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 mà việc làm giấy phép lao động trong mùa Covid 19 cũng có rất nhiều điểm khác so với trước đây. Bởi vì, các chuyên gia, lao động kỹ thuật, giám đốc điều hành hay các nhà quản lý nước ngoài (sau đây chúng tôi sẽ gọi chung là chuyên gia) muốn vào làm việc ở Việt Nam thì phải được phép nhập cảnh, tuân thủ các quy trình cách ly y tế,….Điều này khiến cho nhiều cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp (có sử dụng lao động nước ngoài) vô cùng hoang mang, lo lắng không biết phải làm như thế nào để các chuyên gia nước ngoài được nhập cảnh và làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Hiểu được những điều này, Giấy phép lao động –  AITC sẽ chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ quy trình thủ tục làm giấy phép lao động trong mùa Covid 19 để các bạn dễ dàng nắm bắt và có thể tự thực hiện.

thủ tục làm giấy phép lao động mùa covid 19
Thủ tục làm giấy phép lao động mùa covid 19

Xét theo công văn số 2847/CV – BCĐ, ngày 23/05/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid – 19 về hỗ trợ người nước ngoài là nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, hay chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý doanh nghiệp nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, các doanh nghiệp, cơ quan nước ngoài sẽ trải qua các bước quy trình xin công văn nhập cảnh, làm giấy phép lao động trong mùa Covid 19 như sau:

Giai đoạn 1: Công văn chấp thuận UBND – Sở Lao động Thương binh xã hội cho phép chuyên gia nước ngoài nhập cảnh tại Việt Nam. (AITC hỗ trợ)

Hồ sơ xin công văn chấp thuận Ủy Ban Nhân dân gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh ( chú ý là phải sao y công chứng phường ).
  • Mặt hộ chiếu photo.
  • Giấy giới thiệu mẫu.
  • Mẫu cam kết của Sở Lao động.
  • Danh sách đề nghị dự kiến nhập cảnh.

Nơi nhận hồ sơ tại: Ủy ban Nhân dân. Cơ quan này sẽ xem xét và giải quyết hồ sơ.

Thời gian có kết quả từ Ủy ban: Dự kiến khoảng từ 1 đến 3 tuần ( tùy từng địa phương ).

Giai đoạn 2: Công văn duyệt visa cho phép chuyên gia người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam – letter on arrival. (AITC hỗ trợ)

Hồ sơ xin công văn duyệt visa tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh gồm có các loại giấy tờ sau:

  • 1, Công văn chấp thuận cho phép nhập cảnh Việt Nam của Ủy ban Nhân dân ( đã duyệt ).
  • 2, Mẫu NA2 – Đơn xin xin thị thực/visa nhập cảnh Việt Nam.
  • 3, Mẫu NA16 – Giấy chứng nhận mẫu con dấu đăng ký.
  • 4, Book vé máy bay và khách sạn.
  • 5, Lịch trình làm việc (mẫu do AITC cung cấp).

Nơi nhận hồ sơ xin công văn duyệt visa: Phòng Di trú – Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam, có địa chỉ tại: 337 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh/ Điện thoại: 028 3920 1701.

Thời gian có kết quả : Thời gian khoảng từ 1 – 2 tuần làm việc.

Lưu ý:

Khi lập kế hoạch cách ly, 7 tỉnh thành gồm(Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang) phải xây dựng phương án để cách ly tại địa phương. Các tỉnh thành khác nếu xem phương án đề nghị TPHCM hỗ trợ cách ly y tế thì Ủy Ban Nhân Dân địa phương phải có công văn gửi đến Ủy Ban Nhân Dân TPHCM về việc đề nghị hỗ trợ cách ly y tế.

Khi đặt vé máy bay, người nước ngoài cần tìm hiểu các đường bay thương mại quốc tế được lại.

Giai đoạn 3: Đến giai đoạn 3, người nước ngoài cần phải nộp phương án cách ly đến Sở y tế

Hồ sơ nộp phương án cách ly tới Sở ý tế gồm có:

  • 1, Văn bản chấp thuận của Ủy Ban Nhân Dân đã được duyệt.
  • 2, Công văn cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an (đã duyệt).
  • 3, Phương án cách ly y tế .

Lưu ý: Chuyên gia nước ngoài nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất thì cần phải có văn bản thông báo tới trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế TPHCM, hoặc là Trung tâm Kiểm Soát bệnh tật TP HCM về chuyến bay có người nước ngoài nhập cảnh  để cơ quan này hỗ trợ khi đối tượng nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất.

Giai đoạn 4: Nộp hồ sơ báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. (AITC hỗ trợ)

Hồ sơ thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài gồm những giấy tờ sau:

  • 1, Mẫu số 1 thông tư 18/2018/TT – BLĐTBXH.
  • 2, Giấy phép đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập,…tùy vào từng trường hợp khác nhau.

Thời gian để nộp hồ sơ: Trước ít nhất 30 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

Thời gian xử lý hồ sơ thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài: 15 ngày – 20 ngày làm việc.

Nộp hồ sơ tại:  Sở Lao động Thương binh và xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ và xử lý.

Giai đoạn 5: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. (AITC hỗ trợ)

Hồ sơ xin cấp mới giấy phép lao động phải cần đến các giấy tờ sau:

  • 1, Công văn chấp thuận vị trí làm việc của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đã duyệt)
  • 2, Mẫu số 7 thông tư 40/2016/TT – BLĐTBXH
  • 3, Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, tính từ ngày ký. Nếu là do nước ngoài cấp thì hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp.
  • 4, Phiếu lý lịch tư pháp (nếu phiếu do nước ngoài cấp thì hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp).
  • 5, Hộ chiếu được sao y có chứng thực; kèm theo đó là  02 ảnh màu (4cm x 6cm).
  • 6, Bằng đại học hoặc là  bằng Trung cấp học trên 1 năm (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp).
  • 7, Giấy xác nhận kinh nghiệm ít nhất 03 năm ở nước ngoài tại vị trí tương đương (giấy xác nhận này cũng cần hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp).
  • 8, Phiếu xác nhận hoàn thành cách ly y tế.

Đối với những trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động muốn làm hồ sơ xin miễn giấy phép lao động thì cần phải có các giấy tờ sau:

  • 1, Công văn chấp thuận vị trí làm việc của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đã duyệt)
  • 2, Mẫu số 5 thông tư số 18/2018/TT – BLĐTBXH – Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
  • 3, Hộ chiếu sao y bản chính
  • 4, Hình 04 x06cm có nền trắng – không bắt buộc
  • 5, Tùy theo từng trường hợp khác nhau mà bạn cần bổ sung thêm các loại giấy tờ. Ví dụ như: thư bổ nhiệm,giấy chứng nhận đầu tư, xác nhận chuyên gia, kinh nghiệm hoặc là bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm quản lý, thư bổ nhiệm quản lý, giấy đăng ký kinh doanh.
  • 6, Phiếu xác nhận hoàn thành cách ly y tế.

Nộp hồ sơ xin miễn giấy phép lao động tại : Sở Lao Động Thương binh và xã hội.

Thời gian nộp hồ sơ xin miễn giấy phép lao động: Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc cho doanh nghiệp.

Thời gian giải quyết hồ sơ: Mất khoảng 15 – 30 ngày làm việc, tùy theo từng trường hợp.

Lưu ý người nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động

Sau khi có kết quả, đối với trường hợp người lao động làm việc theo hình thức phải ký kết hợp đồng lao động thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp cần phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép đó.

Trên đây là những chia sẻ của AITC về toàn bộ quy trình thủ tục làm giấy phép lao động trong mùa Covid 19 xuyên suốt từ giai đoạn chuyên gia nước ngoài chưa nhập cảnh Việt Nam đến khi nhận được kết quả giấy phép lao động và được làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện hồ sơ, thủ tục nếu doanh nghiệp, tổ chức hay các cơ quan có vướng mắc gì hoặc muốn được tư vấn hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0869133969