Trong quá trình xin giấy phép lao động, quá trình chuẩn bị hồ sơ có lẽ là bước khó khăn nhất đối đối với người lao động. Nếu hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, chi tiết, chính xác thì bạn sẽ rút ngắn được quá trình xin giấy phép, giảm khối lượng thời gian, công sức và ngược lại. Vậy hồ sơ xin cấp giấy phép lao động bao gồm những gì? Để giải đáp những thắc mắc của khách hàng, AITC xin chia sẻ bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

Đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Tại nghị định quy định về giấy phép lao động (GPLĐ) cho người nước ngoài vào Việt Nam quy định những đối tượng cụ thể được cấp giấy phép bao gồm:

  • Người thực hiện hợp đồng lao động.
  • Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Người thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
  • Người chào bán dịch vụ.
  • Người làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tình nguyện viên.
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
  • Người tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Một số đối tượng cụ thể được phép cấp giấy phép lao động
Một số đối tượng cụ thể được phép cấp giấy phép lao động

Danh mục hồ sơ cấp giấy phép lao động và lưu ý cần quan tâm

Theo nghị định 152/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép lao động sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động

Mẫu văn bản đề nghị cấp GPLĐ của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Đây là văn bản do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo và công bố. Người nước ngoài cần điền đầy đủ thông tin vào mẫu văn bản nêu trên.

Giấy chứng nhận sức khỏe (giấy khám sức khỏe)

Loại giấy tờ này do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp. Giấy khám sức khỏe cần có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Lưu ý: Nếu người nước ngoài khám sức khỏe tại Việt Nam, cần đến các bệnh viện, phòng khám đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài theo quy định.

Phiếu lý lịch tư pháp

Người lao động nước ngoài cần cung cấp phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người trong thời gian chấp hành hình phạt (chưa xóa án tích; đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;…) của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp. Phiếu có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp hoặc trước ngày hết hạn ghi trên phiếu lý lịch tư pháp.

Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật

Đối với văn bản chứng minh công việc, người lao động nước ngoài phải được xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc. Với một số nghề, công việc phải có văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài. Một số giấy tờ cụ thể bao gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật,…

Ảnh

Ảnh là thứ quan trọng cần có trong mọi hồ sơ. Ảnh dùng để nhận dạng người được cấp giấy phép lao động. Để làm hồ sơ GPLĐ, người nước ngoài cần chuẩn bị 02 ảnh đáp ứng những tiêu chuẩn sau: kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. 

Bản sao hộ chiếu có chứng thực

Khi làm hồ sơ xin giấy phép lao động, người nước ngoài không phải nộp hộ chiếu. Nhưng họ cần nộp bản sao hộ chiếu có chứng thực hoặc giấy tờ đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật. Bản sao hộ chiếu có vai trò như hộ chiếu, là một trong các giấy tờ cần thiết. Bởi nó được coi là chứng minh thư của người nước ngoài khi họ sống và làm việc tại một quốc gia khác. Việc cung cấp hộ chiếu không chỉ giúp các quốc gia bảo vệ quyền lợi của bạn mà còn hỗ trợ các cơ quan thẩm quyền biết được lộ trình di chuyển của bạn.

Phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ quan trọng khi làm hồ sơ xin giấy phép lao động
Phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin giấy phép lao động

Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Đây là loại giấy tờ cần thiết do đơn vị sử dụng lao động nước ngoài cấp. Ngoại trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người lao động cần chuẩn bị loại giấy tờ này trong hồ sơ. 

Giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài

Đối với những hình thức đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khác nhau sẽ có những loại giấy tờ khác nhau. Ví dụ, đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp cần có các văn bản: văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam; văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục. Đối với người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận theo quy định phải các văn bản: hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam,…

Người lao động nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ liên quan
Người lao động nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ liên quan

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động 

Đối với một số trường hợp đặc biệt khi làm hồ sơ cấp GPLĐ sẽ cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ như:

  • Trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp GPLĐ, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong GPLĐ, hồ sơ cần bổ sung thêm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, bản sao có chứng thực GPLĐ đã được cấp.
  • Trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp GPLĐ và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong GPLĐ theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động, hồ sơ cần bổ sung: GPLĐ hoặc bản sao có chứng thực GPLĐ đã được cấp.

Hi vọng qua bài viết trên quý khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến giấy phép lao động và hồ sơ liên quan. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu xin cấp, gia hạn GPLĐ cũng như các dịch vụ khác: dịch vụ tư vấn luật xuất nhập cảnh; dịch vụ xin visa,… hãy liên hệ ngay Công ty cổ phần AITC. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ giấy phép lao động trọn gói, nhanh chóng với chi phí tốt nhất thị trường. AITC tự hào là điểm đến tin cậy, mang đến sự hài lòng nhất cho quý khách hàng. 

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0869133969