Trong quá trình làm việc tại Việt Nam, có nhiều trường hợp người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng muốn chuyển công tác hoặc làm việc cho đơn vị khác. Vậy trong trường hợp này, người nước ngoài cần làm gì? Hồ sơ làm giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc bao gồm những gì? Hãy cùng AITC tìm hiểu hướng giải quyết nhanh nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc

Căn cứ vào khoản 9a, điều 9 nghị định 152/2020/NĐ-CP: đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực, tuy nhiên họ có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới họ cần chuẩn bị gồm: 

– Giấy xác nhận về việc người lao động hiện đang làm việc của người sử dụng lao động trước đó.

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152).

– Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc cần có 02 ảnh màu chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Ảnh cần đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn (4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu).

– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài).

– Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

– Bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp trước đây.

Hồ sơ làm giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc cần chuẩn bị bản sao giấy phép có chứng thực
Hồ sơ giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc cần chuẩn bị bản sao giấy phép có chứng thực

– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài tùy từng trường hợp cụ thể:

  • Trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng với đó hồ sơ cần bổ sung thêm văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục.
  • Đối với trường hợp người lao động nước ngoài theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có thêm hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Lưu ý rằng trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Trường hợp người lao động nước ngoài theo hình thức nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng muốn làm giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc cần chuẩn bị hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Đồng thời họ cần phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.
  • Đối với người lao động nước ngoài theo hình thức chào bán dịch vụ, hồ sơ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  • Trường hợp người lao động theo hình thức làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, cần phải có giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, hồ sơ cần phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Trừ trường hợp thực hiện hợp đồng lao động.
  • Nếu người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật thì họ phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động khi thay đổi vị trí làm việc 

Khác với trường hợp trên, những người đã được cấp giấy phép lao động (còn hiệu lực) mà thay đổi vị trí công việc (chức danh công việc, hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật) nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động họ có gì đặc biệt? 

Nhìn chung, hồ sơ của những đối tượng này sẽ giống với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc. Tuy nhiên trong hồ sơ cần bổ sung thêm văn bản, giấy tờ chứng minh người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc. 

Trên đây là những thông tin cần thiết về hồ sơ làm giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc cho người nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết về hồ sơ nói riêng cũng như các dịch vụ, thủ tục liên quan về giấy phép lao động, thẻ tạm trú ,… quý khách hãy liên hệ trực tiếp tới AITC qua số hotline 0869133969. Chúng tôi luôn trực 24/7, hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ nhanh nhất tới khách hàng.

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0869133969